Cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo từng giai đoạn

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng là rất quan trọng để đảm bảo kết quả tốt. Điều này cũng nhằm hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra. Các bước vệ sinh mũi cần thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận để vết thương nhanh lành. Mang lại cho bạn một dáng mũi hài hào, một gương mặt thanh tú sau khi thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu cách vệ sinh mũi sau khi phẫu thuật nhé!

Sau khi nâng mũi thì nên làm gì?

Những tình trạng sưng tấy, bầm tím, việc thở bằng mũi rất khó khăn, cảm giác đau nhức ở đầu mũi… Đây là những dấu hiệu bình thường bạn sẽ gặp phải sau khi nâng mũi. Do đó bạn không cần lo lắng quá mà nên chú ý đến cách vệ sinh mũi đúng cách. Vệ sinh mũi đúng cách sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng và phục hồi hiệu quả.

Sau nâng mũi, bạn cần có thời gian hồi phục và tuân theo lời dặn của bác sĩ. Điều đầu tiên là thuốc phải uống đúng liều lượng mà bác sĩ đề ra. Thuốc mà bác sĩ kê toa có tác dụng giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn. Chính vì thế, bạn cần phải uống thuốc đầy đủ và không nên tự ý dừng thuốc. Nếu có hiện tượng lạ xuất hiện bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể giải pháp khắc phục hiệu quả. Đồng thời đó bạn nên theo dõi tình trạng mỗi ngày để đảm bảo an toàn.

Khi có cảm giác ngứa, khó chịu ở sống mũi bạn không nên tự ý lấy tay gãi hay chà xát. Điều đó sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến dáng mũi gây xê dịch. Bạn nên kiêng các đồ ăn uống cay nóng trong khoảng 3 tháng đến khi mũi ổn định. Bên cạnh đó, nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hằng ngày.

Xem thêm: Nâng mũi có nguy hiểm như lời đồn không?

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng

Khi nâng mũi bạn nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết như bông tẩy trang, dung dịch sát khuẩn, bông y tế, nước muối sinh lý…

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng 1 tuần

Khi vệ sinh mũi bạn nên rửa tay bằng xà phòng thật sạch. Để sát khuẩn vết mổ, bạn dùng dung dịch sát khuẩn thấm vào bông tẩy trang và sau đó nhẹ nhàng làm sạch vết mổ. Tiếp theo là vệ sinh lại bằng dung dịch nước muối sinh lý. Nếu bạn phẫu thuật cắt cánh mũi rồi nâng mũi thì bạn thực hiện lại tương tự cách trên ở vị trí cánh mũi. Khi các vị trí ở quanh mũi bị sưng nhẹ thì bạn nên dùng bông y tế với dung dịch nước muối để lau sạch.

Bên trong mũi thì nên sử dụng nước muối sinh lý xịt rửa bên trong 2 lần mỗi ngày. Bạn phải sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh ít nhất 3 tháng. Bên cạnh đó không nên sử dụng thuốc xịt nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Lúc này khuôn mặt của bạn có thể còn hơi sưng tấy. Bạn có thể thay khăn tắm thành bông tẩy trang làm sạch để tránh nhiễm khuẩn. Nếu vết mổ được khâu bằng chỉ thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn cắt chỉ sau 1 tuần.

Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì ổn định?

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng lúc vết thương bắt đầu liền

Khi vết mổ bắt đầu lành, bạn cần nên chú ý đến việc chăm sóc để tránh vết thương nhiễm trùng. Thời gian này, khi bạn đi bên ngoài về nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và bông y tế. Sau khi cắt chỉ, bạn nên dùng kem bôi sẹo 3 – 4 lần/ ngày. Và nên lưu ý kem bôi sẹo chỉ được sử dụng sau khi được vệ sinh sạch sẽ. Không tự ý bôi thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì cắt chỉ?

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu vết mổ có dấu hiệu sưng tấy lâu, tiết dịch hay mưng mủ không nên sử dụng các mẹo dân gian để điều trị. Bạn nên đến ngay bệnh viện để tư vấn và điều trị an toàn. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn nguy cơ biến chứng khác. Lúc này, bạn cũng có thể vệ sinh mũi bằng cách dùng nước muối sinh lý.

Một số lưu ý khi chăm sóc sau nâng mũi

Ngoài việc vệ sinh mũi sau khi nâng bạn cũng cần xem qua những lưu ý:

Xem thêm: Nâng mũi ở đâu uy tín và an toàn?

Một số lưu ý sau khi nâng mũi
Một số lưu ý sau khi nâng mũi

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng không nhỏ sau khi nâng mũi. Khi cơ thể có đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cho vết thương lành nhanh chóng.

  • Bổ sung thực phẩm giàu protein cho các mô khỏe mạnh như phô mai, thịt nạc, các loại đậu…
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A để hạn chế sẹo xấu, sẹo lồi và hỗ trợ lành thương nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến những thực phẩm dễ ảnh hưởng đến vết thương như:

  • Thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống, thịt gà…
  • Đồ chua sẽ khiến cơ thể khó tiêu hóa.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá..
  • Không ăn những thức ăn cứng hoặc có thể gây dị ứng.

Chế độ sinh hoạt 

Chế độ nghỉ dưỡng cũng là một cách chăm sóc mũi mà bạn nên quan tâm. Bởi sau khi thực hiện cơ thể bạn cần ngủ đủ giấc để quá trình tái tạo được diễn ra suôn sẻ và vết thương nhanh lành hơn. Đặc biệt khi ngủ bạn để để ý tư thế nằm để tránh va chạm và làm tổn thương vết mổ. Những ngày tiếp theo đó khi vết thương dần hồi phục sẽ hơi ngứa, tuy nhiên bạn không nên gãi. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi vết thương đang lành.

Kết:

Để vết thương không bị nhiễm trùng và biến chứng bạn nên lựa chọn những địa chỉ thực hiện uy tín bác sĩ uy tín để đảm bảo. Và bên cạnh đó bạn nên lựa chọn loại sụn phù hợp với cơ thể. Ngoài ra, sau phẫu thuật bạn cần nắm rõ cách vệ sinh mũi sau khi nâng. Mỗi phương pháp sẽ có mỗi cách chăm sóc riêng do đó bạn nên ghi nhớ lời dặn của bác sĩ.\

THÔNG TIN LIÊN HỆ

BỆNH VIỆN THẨM MỸ BÁC SĨ NGUYỄN TUẤN ANH

Website: https://bacsinguyentuananh.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vienthammy.tuananh

Địa chỉ: 871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM.

ĐẶT LỊCH MIỄN PHÍ LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN – HOTLINE: 0812 73 1515 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *