Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ sẽ 2 hình thức khâu vết thương chính. Đó là khâu chỉ tự tiêu và khâu chỉ không tiêu. Nếu sử dụng chỉ không tiêu, thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ vết thương. Điều này đảm bảo điều kiện tốt nhất để vết thương mau hồi phục và hạn chế để lại sẹo.
Thời gian cắt chỉ vết thương theo khuyến cáo thông thường của Bác sĩ
1. Thời gian cắt chỉ tham khảo theo từng vị trí:
- Da dầu: 7 đến 10 ngày
- Vùng mặt: 3 đến 5 ngày
- Ngực hoặc vùng thân trên: 10 đến 14 ngày
- Tay: 7 đến 10 ngày
- Chân: 10 đến 14 ngày
- Bàn tay hoặc bàn chân: 10 đến 14 ngày
- Lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân: 14 đến 21 ngày
- Vết thương bị khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau, cắt chỉ lâu hơn bình thường
- Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác
- Vết thương bị nhiễm trùng phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng
- Vết thương dài trên 10 cm có thể cắt mối bỏ mối
- Vết mổ đẻ: Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang
2. Lưu ý:
Thời gian cắt chỉ vết thương phụ thuộc vào vị trí và quá trình khâu ở mỗi bệnh nhân. Trung bình vào khoảng 1 – 2 tuần sau khi thực hiện khâu vết thương hoặc phẫu thuật. Và có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần đối với vết khâu chịu lực.
Vết khâu càng lâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Nếu bạn cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Bên cạnh đó, có thể xảy ra hiện tượng sẹo hình xương cá khi biểu mô hoá quanh sợi chỉ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nôn nóng cắt chỉ trước thời gian khuyến cáo. Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ thì vết thương sẽ trở nên xấu đi. Đồng thời, làm thời gian bình phục kéo dài hơn so với thông thường.
Trên thực tế, tùy vào tình trạng của từng người mà thời gian cắt chỉ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp vết thương mau lành.
Đối với quá trình phẫu thuật, ngoài việc sử dụng chỉ tự tiêu, các vị trí sử dụng chỉ không tiêu cũng có thời gian khác so với các vết thương thông thường.
Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ
1. Vệ sinh vết thương hằng ngày
Nên vệ sinh vết thương hằng ngày bằng nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn y tế. Dùng bông sạch thấm khô vị trí vết thương và băng kín. Chống chỉ định các dung dịch vệ sinh vết thương và các loại thuốc không được qua kiểm định. Ngoài ra, chúng ta cần hạn chế các loại thuốc gây kích ứng lên vết thương. Đặc biệt là miệng vết thương. Do vùng này tiếp xúc trực tiếp với môi trường không vô khuẩn, dễ bị nhiễm trùng, tổn thương.
2. Hạn chế tiếp xúc nước
Không nên để vết thương dính nước. Do nước là môi trường ẩm dễ gây nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cao. Nếu trong quá trình sinh hoạt bạn tiếp xúc trực tiếp với nước như tắm rửa, bạn nên bọc kính vết thương hoặc thực hiện nhanh chóng. Hạn chế sử dụng, tiếp xúc quá lâu và để nước dính vào vị trí vết thương trước khi lành.
3. Tránh vận động mạnh và ma sát vết thương
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, vận động mạnh có khả năng cao ảnh hưởng xấu đến vết thương. Đặc biệt là các vết thương bị rách và viên nhiễm ở các vùng hay co giản như đầu gối, khuỷu tay, bàn tay… Bạn nên vận động nhẹ nhàng, không quá sức. Và mặc các trang phục rộng rãi, thoải mái trong quá trình sinh hoạt.
Trong quá trình hồi phục của vết thương tránh việc ma sát. Điều này khiến cho vết thương dễ trầy xước, lâu phục hồi hơn so với dự kiến. Đặc biệt là quá trình “lên da non”, khó tránh khỏi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Trong thời gian hồi phục cần chú ý đến chế độ ăn uống, dịnh dưỡng. Hạn chế ăn những thức ăn dễ kích ứng và để lại sẹo. Nếu có bất kỹ dấu hiệu bất thường nào nên liên hệ trực tiếp đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Đây là thời gian khuyến cáo và những điều cần lưu ý khi cắt chỉ ở các vị trí khâu. Tuy nhiên, thời gian này còn tuỳ thuộc vào tình trạng vết thương ở mỗi bệnh nhân. Vì thế, bạn nên thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn có được những kiến thức bổ ích về việc cắt chỉ vết thương sau phẫu thuật. Nếu có dấu hiệu bất thường hãy đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách. Đảm bảo an toàn và hạn chế tối thiểu các trường hợp không mong muốn xảy ra.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN THẨM MỸ BÁC SĨ NGUYỄN TUẤN ANH
Website: https://bacsinguyentuananh.com
Fanpage: https://www.facebook.com/vienthammy.tuananh
Địa chỉ: 871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM.
ĐẶT LỊCH MIỄN PHÍ – LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN – HOTLINE: 0812 73 1515