Mũi bóng đỏ sau nâng mũi là dấu hiệu gì?

Phẫu thuật nâng mũi không còn quá xa lạ với các chị em hiện nay. Thông qua phương pháp nâng mũi, sẽ giúp mọi người sở hữu một khuôn mặt hài hoà và tự nhiên. Thế nhưng, sau quá trình nâng mũi nhiều khách hàng bắt gặp hiện tượng mũi bóng đỏ. Vậy mũi bóng đỏ sau nâng mũi là dấu hiệu gì? Dưới bài viết này, hãy cùng BVTM Nguyễn Tuấn Anh tìm hiểu nhé!

Phẫu thuật nâng mũi là gì?

Nâng mũi, hay còn gọi là phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Đây là một thủ thuật y khoa nhằm chỉnh sửa hình dáng, kích thước, và cấu trúc của mũi. Quá trình này có thể bao gồm việc tăng hoặc giảm kích thước mũi, thay đổi hình dáng đầu mũi, nâng cao sống mũi, và điều chỉnh cánh mũi.

Nâng mũi không chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ mà còn có thể giúp cải thiện chức năng hô hấp. Một số người có thể cần phẫu thuật nâng mũi để sửa chữa các dị tật bẩm sinh. Đồng thời là việc điều trị tổn thương do chấn thương, hoặc vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên, phẫu thuật nâng mũi tuy chỉ là tiểu phẫu, nhưng vẫn tìm ẩn những biến chứng không mong muốn. Đặc biệt, là biến chứng mũi bóng đỏ. Vì vậy, bạn nên tham khảo trước ý kiến cùng bác sĩ thực hiện, để hạn chế được tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: BÍ QUYẾT NÂNG MŨI AN TOÀN TẠI BVTM NGUYỄN TUẤN ANH

Dấu hiệu nhận biết mũi bóng đỏ

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu dẫn đến mũi bóng đỏ, thì chúng ta cần hiểu về  dấu hiệu nhận biết về mũi bóng đỏ. Dưới đây là một số dâu hiệu dẫn đến mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi.

Mũi bóng đỏ sau nâng mũi
Dấu hiệu nhận biết biến chứng mũi bóng đỏ

Màu đỏ và hồng tại vùng mũi: Sau phẫu thuật, vùng mũi có thể xuất hiện màu đỏ hoặc hồng. Điều này thường là do phản ứng viêm của cơ thể khi cố gắng chữa lành vết thương. Màu đỏ thường xuất hiện rõ ràng hơn khi vùng da mũi bị kích ứng hoặc va chạm.

Sưng tấy: Sưng tấy là dấu hiệu đi kèm thường thấy với mũi bóng đỏ. Sự sưng tấy này có thể làm cho mũi trông to hơn bình thường và cảm giác căng tức. Sưng thường xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần đầu sau phẫu thuật.

Cảm giác nóng rát: Vùng mũi có thể cảm thấy ấm hoặc nóng hơn so với các khu vực xung quanh. Cảm giác này là do tăng lưu lượng máu đến khu vực, để hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Đau nhức: Đau nhức là dấu hiệu phổ biến sau bất kỳ phẫu thuật nào, bao gồm nâng mũi. Mức độ đau có thể dao động từ nhẹ đến trung bình và thường giảm dần theo thời gian.

Ngứa: Ngứa là một phần của quá trình lành vết thương, đặc biệt là khi da bắt đầu tái tạo. Tuy nhiên, nếu ngứa đi kèm với đỏ và sưng nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân dẫn đến mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi

Với những thông tin trên, chúng ta đã tìm hiểu dấu hiệu của biến chứng bóng đỏ. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mũi bóng đỏ, thông qua nội dung dưới đây:

Mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi – Phản ứng viêm nhiễm

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng mũi bóng đỏ sau là phản ứng viêm nhiễm. Sau khi phẫu thuật, vùng mũi sẽ chịu tổn thương do dao kéo và quá trình cấy ghép. Phản ứng viêm là một phần tự nhiên của cơ thể khi cố gắng chữa lành và tái tạo mô. Trong quá trình này, máu và các tế bào miễn dịch sẽ tập trung vào vùng tổn thương, gây ra hiện tượng đỏ và sưng.

Mũi bóng đỏ sau nâng mũi
Nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng mũi bóng đỏ

Mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi – Dị ứng vật liệu cấy ghép

Mũi bóng đỏ sau nâng mũi cũng có thể do dị ứng với vật liệu cấy ghép. Các loại sụn nhân tạo hay chất làm đầy được sử dụng trong quá trình nâng mũi có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Các triệu chứng có thể bao gồm mũi đỏ, ngứa, và sưng tấy. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể dẫn đến việc đào thải vật liệu cấy ghép.

Mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi – Nhiễm trùng 

Nhiễm trùng sau phẫu thuật nâng mũi cũng là một nguyên nhân dẫn đến mũi bóng đỏ. Bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết mổ trong quá trình phẫu thuật hoặc trong giai đoạn phục hồi. Từ đó, gây ra viêm nhiễm và mủ. Nhiễm trùng thường đi kèm với đau nhức, sốt và cảm giác khó chịu.

Mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi – vết thương chưa lành

Sau phẫu thuật, vết thương cần thời gian để lành hoàn toàn. Trong quá trình này, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ô nhiễm hoặc va chạm có thể làm chậm quá trình phục hồi. Sau đó, gây ra hiện tượng mũi bóng đỏ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm.

Phòng ngừa biến chứng bóng đỏ sau khi nâng mũi 

Để phòng ngừa các biến chứng trên, dưới đây là một số giải pháp phòng ngừa biến chứng bòng đỏ được các chuyên gia thẩm mỹ tại BVTM Nguyễn Tuấn Anh liệt kê.

Lựa chọn bác sĩ cho nhiều kinh nghiệm: Bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và uy tín là yếu tố quan trọng. Bởi như thế, sẽ giảm nguy cơ biến chứng và rủi ro. Bác sĩ giỏi sẽ có kỹ năng và kiến thức để thực hiện phẫu thuật một cách an toàn và hiệu quả.

Thực hiện hướng dẫn chăm sóc: Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật giúp đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Điều này bao gồm việc uống thuốc theo đơn, vệ sinh vết mổ, và tái khám đúng hẹn.

Tránh các yếu tố gây kích ứng: Trong giai đoạn phục hồi, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và ô nhiễm để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Hạn chế các hoạt động mạnh và va chạm vào vùng mũi để tránh tổn thương thêm.

Tìm hiểu thêm: NHỮNG LƯU Ý KHI NÂNG MŨI SỤN NHÂN TẠO

Cách xử lý biện chứng bóng đỏ 

Chăm sóc tại nhà

Để giảm bớt hiện tượng mũi bóng đỏ, việc chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh vết mổ và sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh (nếu có). Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hạn chế hoạt động mạnh và không chạm tay vào mũi để tránh nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp viêm hoặc dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau… Các loại kem bôi ngoài da chứa corticoid cũng có thể được sử dụng để giảm sưng và đỏ. Do đó, bạn nên sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh sử dụng các loại thuốc giảm sưng, đau và đỏ không rõ ràng.

Tái khám và theo dõi

Việc tái khám định kỳ sau phẫu thuật là rất quan trọng. Bởi nhờ đó, bác sĩ có thể kiểm tra tiến trình phục hồi và xử lý kịp thời nếu có biến chứng. Nếu hiện tượng mũi bóng đỏ không giảm sau vài tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Theo đó, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Khi nào nên lo lắng về biến chứng bóng đỏ 

Mặc dù mũi bóng đỏ sau nâng mũi là hiện tượng phổ biến và thường không nguy hiểm. Thế nhưng, có một số trường hợp cần chú ý đặc biệt:

Đỏ và sưng kéo dài: Nếu hiện tượng mũi bóng đỏ và sưng kéo dài hơn 4-6 tuần mà không có dấu hiệu giảm. Theo đó, có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng vật liệu cấy ghép.

Xuất hiện dịch và mủ: Nếu có mủ hoặc dịch màu vàng/xanh chảy ra từ vết mổ, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Đau nhức dữ dội: Đau nhức không giảm hoặc tăng dần theo thời gian. Theo đó, cần được kiểm tra để loại trừ các biến chứng nghiêm trọng.

Kết luận:

Mũi bóng đỏ sau nâng mũi là một hiện tượng phổ biến. Đồng thời, không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bằng cách chọn lựa bác sĩ uy tín và tuân thủ đúng hướng dẫn hậu phẫu, bạn có thể đạt được kết quả nâng mũi đẹp và an toàn nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

BỆNH VIỆN THẨM MỸ BÁC SĨ NGUYỄN TUẤN ANH

Website: https://bacsinguyentuananh.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vienthammy.tuananh

Địa chỉ: 871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM.

ĐẶT LỊCH MIỄN PHÍ LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN – HOTLINE: 0812 73 1515